Có Bao Nhiêu Lỗ Trên Sân Gôn? Những Thông Tin Golfer Cần Biết

Có bao nhiêu lỗ trên sân gôn luôn là thắc mắc của những người mới chơi môn thể thao này. Đây cũng là một trong những yếu tố sẽ ảnh hưởng đến cấu trúc và thiết kế của mỗi sân golf. Và để trở thành một golf thủ chuyên nghiệp thì người chơi cần nắm rõ số lỗ của một sân golf để có thể làm chủ sân golf. Ngay sau đây hãy cùng tìm hiểu thông tin chi tiết trong bài viết sau.

Có bao nhiêu lỗ trên sân gôn?

Tại mỗi sân tập golf luôn sở hữu thiết kế ấn tượng và mang hấp dẫn riêng. Thế nhưng, muốn đạt chuẩn là một sân golf quốc tế thì bắt buộc sân golf đó phải đảm bảo đầy đủ các yếu tố cần có. Năm 1764, Andrew đã chính thức thiết kế thành công sân golf 22 lỗ.

Vào năm 1764, Andrew đã tạo ra sân golf có 22 lỗ, giúp người chơi golf dễ dàng sử dụng hơn nhưng để giúp người chơi golf dễ dàng sử dụng thì golfer nên thực hiện chơi khi đã nhất trí kết hợp 4 giữa 4 lỗ ngắn đầu tiên thành 2. Do đó, mà mới có sự xuất hiện của sân golf 18 lỗ thay cho sân golf hơn 22 lỗ.

Có bao nhiêu lỗ trên sân gôn?
Có bao nhiêu lỗ trên sân gôn?

Muốn đạt được tiêu chuẩn của một sân golf thì gồm có 2 yếu tố cơ bản sau đó là: Các đường đánh và các số lỗ quy định được đánh theo số thứ tự. Tiếp đến, khi chơi hết 18 lỗ này sẽ thực hiện chơi hết một vòng golf, thế nhưng vẫn có những sân chỉ có 9 lỗ, bù lại golfer sẽ được chơi 2 lần để thực hiện vòng chơi. Bên cạnh sân 18 lỗ vẫn còn có những sân 36 lỗ và sân dài nhất là 72 lỗ.

Khoảng thời gian để người chơi hoàn thành 18 lỗ golf sẽ mất khoảng 5-6 tiếng hay sẽ tốn nhiều hơn trong trường hợp khoảng cách giữa green và tee box tại lỗ chơi tiếp theo xa hơn. Từ đó, càng làm gia tăng khoảng cách giữa các vòng.

Theo đó, sân golf 9 lỗ sẽ phù hợp với những người chơi muốn bản thân thư giãn khi chơi bộ môn thể thao này sau một ngày làm việc cực nhọc. Không chỉ thế, tại vòng golf này cũng sẽ giúp càng gia tăng điểm handicap trong quá trình tập luyện. Trong trường hợp, nếu golfer là một người không quan tâm đến nhiều điểm số thì việc lựa chọn sân golf 9 lỗ là hoàn toàn đúng đắn. Đa số, golfer sẽ thường mất khoảng 2,5-3,5 để hoàn thành 9 lỗ golf. Đây cũng được xem là khung thời gian rất phù hợp để giúp golfer giảm bớt căng thẳng sau một ngày làm việc.

Số lượng hố golf trên sân có thể ảnh hưởng đến trải nghiệm chơi bóng của golfer
Số lượng hố golf trên sân có thể ảnh hưởng đến trải nghiệm chơi bóng của golfer

Còn sân golf 36 lỗ thường được thiết kế bảo gồm: 18 lỗ phục vụ cho du lịch, 18 lỗ thường dùng cho dân chuyên nghiệp. Tất cả sân golf này đều được thiết kế theo chuẩn quốc tế để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng.

Về phần sân golf 72 lỗ cũng tương tự, đây là sân golf chuyên phục vụ cho du lịch và dân chơi golf chuyên nghiệp. Theo đó, các sân golf 36 lỗ và 72 lỗ đều chiếm diện tích lớn, nhờ đó người chơi sẽ được trải nghiệm cảm giác chân thật từ bộ môn này.

Tiêu chuẩn của 1 sân golf có bao nhiêu lỗ?

Thông thường một sân tập golf đạt chuẩn sẽ gồm đường đánh 18 lỗ. Trong đó, các đường đánh lại gồm có phần đất giữa các khu vực phát bóng (teeing ground) và lỗ golf (putting green). Khi đó, khoảng cách giữa hai khu phát bóng và khu lỗ golf sẽ gồm có khu vực cỏ cao (rough), hành lang (fairway), hố cát (bunkers), chướng ngại vật và nước trên sân. Tất cả điều này sẽ do kiến trúc sư thiết kế sao cho phù hợp.

Tiêu chuẩn kích thước để tập sân golf

Kích thước của sân tập golf sẽ phụ thuộc rất nhiều vào những yếu tố như: Quỹ đất xây dựng, các yêu cầu của chủ đầu tư, góc nhìn của các kiến trúc sư,…Chính vì thế, không phải sân tập golf nào cũng phải tuân theo đúng một kích thước đạt chuẩn hoặc nhìn vào tình hình thực tế mà nhất thiết phải dựa trên chiều dài, chiều rộng được đặt ra.

Kích thước sân golf phụ thuộc vào nhiều yếu tố
Kích thước sân golf phụ thuộc vào nhiều yếu tố

Chiều dài của sân tập golf tiêu chuẩn quốc tế

Đối với một sân golf tiêu chuẩn quốc tế thường sẽ có 18 lỗ tương ứng với 1 vòng chơi. Bên cạnh đó cũng có sân golf 9 lỗ (2 vòng chơi) và có cả những sân golf 36 lỗ và 72 lỗ.

Thông thường, diện tích trung bình của sân golf 18 lỗ là 57ha, một lỗ sẽ bao gồm có khu phát bóng, đường bóng, các chướng ngại vật và quả đồi. Trong đó, sân golf cụ thể đối với nam và nữ được quy định chiều dài như sau:

  • Sân golf tiêu chuẩn cho nam: Sẽ khoảng từ 6500-7000 thước Anh, được tính từ điểm phát bóng đến lỗ golf của cả 18 lỗ.
  • Sân golf tiêu chuẩn cho nữ: Với nữ khoảng cách phát bóng sẽ ngắn hơn từ điểm phát banh đến lỗ banh, nên chỉ rơi vào khoảng 5500-6000 thước Anh.

Điểm chuẩn chiều dài của sân golf quốc tế

Lỗ gậy chuẩn của một sân tập golf đạt tiêu chuẩn quốc tế sẽ bao gồm Par 3-4-5 cho số gậy đánh. Phụ thuộc vào chiều dài của đường bóng, các lỗ golf sẽ được quy định tương ứng gậy chuẩn khác nhau. Cụ thể như sau: Điểm Par 3 là 227m, Par 4 là từ 227 – 432m và Par 5 là trên 432m.

Phụ thuộc vào chiều dài đường bóng, số lỗ golf sẽ được quy định tương ứng với gậy chuẩn khác nhau
Phụ thuộc vào chiều dài đường bóng, số lỗ golf sẽ được quy định tương ứng với gậy chuẩn khác nhau

Toàn bộ các lỗ golf đều được thiết kế theo tiêu chuẩn quốc tế nằm theo các hình vòng tròn, để giúp người chơi có thể quay lại điểm phát bóng lúc đầu sau khi đã chơi hết 1 vòng, nhờ đó sẽ giúp người chơi không bị va trúng bóng của người khác.

Tiêu chuẩn kích thước của sân tập golf

Với mỗi loại sân tập golf sẽ có tiêu chuẩn kích thước riêng, cụ thể:

  • Sân tập golf mini – Chiêm diện tích tương đối khiêm tốn: Đây là loại sân có diện tích sân rất khiêm tốn, chỉ nằm trong khoảng 4 – 6m2 và được sử dụng tại không gian nhà ở, giúp người chơi có không gian giải trí, thư giãn ngay tại nhà.
  • Sân tập golf tại cơ quan, doanh nghiệp – Diện tích rộng rãi: Đây là thuộc sân tập golf 3D thường sẽ có diện tích rộng rãi, nằm trong khoảng 40 – 50m2 và được thiết kế bởi nhiều hình dáng đa dạng như: Dạng uốn lượn, hình bầu dục hay hình vuông. Loại sân tập này sẽ phù hợp cho cán bộ nhân viên công ty thư giãn, giải lao sau giờ làm việc.
Có nhiều dạng sân tập golf khác nhau cho golfer thỏa sức lựa chọn
Có nhiều dạng sân tập golf khác nhau cho golfer thỏa sức lựa chọn
  • Sân tập golf ngoài trời – Chiếm diện tích lớn: Đây là loại sân golf có diện tích lớn nhất, khoảng từ hàng trăm mét vuông cho đến hàng chục ngàn hecta tùy thuộc vào tính chất, quy mô quỹ đất. Chính vì thế, để đảm bảo kích thước sân tập golf như ý thì cần lên kế hoạch chi tiết và phải bàn kỹ lưỡng trước khi đưa vào thi công.

Quy định về cỏ trên sân golf để đạt chuẩn quốc tế

Khi xét tiêu chí của một sân golf quốc tế, thông thường yếu tố chiều cao của cỏ, loại cỏ sẽ được đặt lên hàng đầu. Ví dụ như tại giải đấu quốc tế PGA thì các tiêu chuẩn về cỏ, chiều cao, cách cắt cỏ sẽ được quy định rất chặt chẽ.

Tại sân golf thường sẽ có 3 khu vực có cỏ. Ở khu vực phát bóng sẽ được nối với một lỗ golf bằng một đường cỏ được gọi là Fairway, có sẽ được cắt đều và thấp tại khu vực này. Còn 2 bên đường được gọi là rough, khu vực này cỏ sẽ được cắt cao và không đều. Nhờ thiết kế sân golf như vậy nên sẽ tạo ra được thử thách cho người chơi khi đang giữ một pha đánh chính xác trong vùng fairway, nếu quả bóng không may rơi vào rough sẽ rất khó đánh.

Sân golf đạt chuẩn quốc tế thì yếu tố về chất lượng cỏ sẽ được đặt lên hàng đầu
Sân golf đạt chuẩn quốc tế thì yếu tố về chất lượng cỏ sẽ được đặt lên hàng đầu

Khi đã gần đến lỗ golf, người chơi sẽ đưa bóng vào vùng putting green và dễ dàng đưa bóng vào lỗ vì tại khu vực này cỏ đều được cắt rất thấp và đều. Nên nhớ, xung quanh khu vực putting green thường là có những hồ nước hay hố cát, do đó trước khi thực hiện cú đánh người chơi nên tính toán kỹ lưỡng.

Các lợi ích sẽ đi kèm cần có của sân golf chuẩn quốc tế

Bên cạnh chiều dài, diện tích hay quy định về cỏ của sân golf đạt chuẩn quốc tế, thì một trong những yếu tố để đánh giá sân golf quốc tế nữa đó chính là những tiện ích đi kèm như bãi đậu xe, khách sạn nghỉ dưỡng, đường đi,…Những tiện ích này sẽ thường nằm trong hệ thống khép kín để mang đến sự tiện lợi, đáp ứng mọi dịch vụ của khách hàng.

Một số thành phần cần có của một sân golf

Sân golf chính là sân chơi để người chơi golf. Chính vì thế, các thành phần cấu tạo của sân golf sẽ khiến sân chơi golf trở nên hoàn thiện hơn, đẹp hơn và thách thức hơn, từ đó giúp người chơi được nâng cao trải nghiệm. Dưới đây là các thành phần cơ bản của một sân golf cần có:

  • Tee-box: Người chơi có thể hiểu đây là điểm đánh bóng đầu tiên khi chơi golf. Để hoàn thành tốt kỹ thuật này, golfer phải đặt bóng tại vị trí điểm chốt để có thể đánh bóng vào vùng fairway, để sao cho càng gần với vùng green càng tốt.
  • Fairway: Đây có nghĩa là khoảng sân ở giữa vùng green và Tee box. Trong đó, fairway được thiết kế kéo dài từ điểm phát bóng đến vùng green. Có thể thấy, chơi golf thì việc đánh bóng tại vị trí này là mục tiêu chính. Theo đó, các gậy golf hoặc thường gọi là gậy fairway thường được sử dụng khi thực hiện những cú đánh vượt xa vùng fairway. Điển hình là các gậy số 2, 3,4,5.
Thành phần của sân golf bao gồm: Tee-box, green, fairway,...
Thành phần của sân golf bao gồm: Tee-box, green, fairway,…
  • Green: Đây là vùng cỏ được bao xung quanh các hố golf và để giúp bóng có thể lăn vào hố dễ dàng thì cỏ phải ngắn và mịn. Trong đó, những loại cỏ được sử dụng đa số là cỏ Bentgrass hay cỏ Bermuda. Theo đó, có Bentgrass thường được cắt ngắn hơn so với cỏ Bermuda, từ đó sẽ giúp bóng lăn nhanh hơn. Còn các vùng green sẽ được thiết kế sở hữu độ dốc cao và đảm bảo khô ráo. Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải biết đến khái niệm putting green. Có thể hiểu putting green chính là thảm tập putting golf hay là thảm tập putting green, sản phẩm này được thiết kế theo dạng của một green bị thu nhỏ. Trong đó, thảm tập putting green sẽ có đầy đủ các thành phần cơ bản của một green như: Lỗ golf, cỏ golf và xăm đường lăn bóng.
Cấu tạo sân golf gồm nhiều thành phần khác nhau
Cấu tạo sân golf gồm nhiều thành phần khác nhau
  • Hole: Đây được xem là thành phần không thể nào thiếu được trong golf. Thông thường đường kính một lỗ golf sẽ là 10.8cm và độ sâu là 10cm. Các hố golf sẽ được bao quanh bởi vùng green. Trong đó, vị trí của hố golf sẽ được đánh dấu bằng một cái cờ nhỏ. Nếu cờ màu đỏ có nghĩa là lỗ này nằm phía trước vùng green, còn cờ màu trắng có nghĩa là lỗ này ở giữa và xanh có nghĩa lỗ này sẽ ở phía sau.
  • Rough: Đây là những đường biên xung quanh vùng Fairways. Vùng này thường sẽ thô hơn vì cỏ sẽ dài hơn và không mịn như cỏ ở vùng Fairway và Green. Đây cũng là khu vực mà đa số người chơi sẽ né đi vì nó là các chướng ngại vật. Nếu người chơi đưa bóng từ vùng Rough vào lỗ sẽ khó khăn hơn rất nhiều so với khi đưa bóng từ vùng Fairway.
Hole là thành phần không thể thiếu của sân golf
Hole là thành phần không thể thiếu của sân golf
  • Golf Hazards: Đây là những phần sẽ giúp sân golf trở nên thách thức hơn nhờ có các chướng ngại vật. Các Hazards chính là những vật cản được đặt quanh các sân golf. Các chướng ngại vật đó có thể là ao, hồ, những rạch nước hoặc bờ sông.
  • Fringe/Collar: Là những phần sẽ bao quanh khu vực green. Vùng này cỏ sẽ mọc cao hơn so với các vùng khác và chúng sẽ nằm dài theo các bụi rậm hay những hàng cây.
  • Trees: Mỗi loại sân sẽ có quang cảnh xung quanh khác nhau. Đa số các sân golf sẽ có các hàng cây quanh sân gôn, khiến trò chơi tăng độ khó lên.

Hy vọng rằng, tất cả thông tin vừa được cung cấp chi tiết trong bài viết sẽ giúp người chơi trả lời được những câu hỏi đang còn băn khoăn về có bao nhiêu lỗ trên sân gôn? Hơn thế nữa, việc người chơi nắm vững số lỗ khi chơi trên sân golf sẽ giúp golfer đề ra chiến lược chơi phù hợp và đúng đắn.

Cập nhật: 16:39 - 18/12/2023

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nguyễn Minh Ngọc
0387556456
Cần tư vấn lắp đặt phòng golf 3D